Quang Linh Vlog khoe “của hiếm”, chỉ team châu Phi ở Angola được sử dụng: Đậm chất Việt Nam

Quang Linh Vlogs và cuộc sống của anh tại châu Phi vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Đặc biệt là từ khi Quang Linh thông báo làm trang trại để tập trung trồng trọt, chăn nuôi.

Được biết, trang trại của Quang Linh Vlogs có diện tích 14 ha tại Bailundo (huyện Huambo, Angola). Đây được coi là trang trại lớn bậc nhất trong khu vực này. Quang Linh dành nhiều tâm huyết, đầu tư cho trang trại khi đưa cả máy cắt cỏ từ Việt Nam sang để dọn dẹp, canh tác nhanh hơn. Ngoài ra, anh chàng còn xây thêm chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng số tiền mà anh đầu tư vào trang trại lên đến 4 tỷ đồng.

Vì khó tìm kiếm bác sĩ thú y hợp tác lâu dài và chấp nhận ở lại trang trại nên Quang Linh Vlog đã chuyển từ nuôi sang buôn, vừa tiết kiệm chi phí vừa thu được nhiều lãi, lại ít rủi ro.

Mới đây, anh chàng tiếp tục khoe với khán giả “hàng hiếm” đậm chất Việt Nam mà team châu Phi đang sở hữu khiến ai cũng ngưỡng mộ. Theo đó, anh chàng đưa khán giả đi thăm vườn rau tự cung tự cấp của team châu Phi. Trong vườn có nhiều loại rau củ bao gồm dưa leo, cà chua, bí,… Quang Linh nhấn mạnh đây là khu vực không bán. “Khu vực này không bán nha các bạn. Chỉ chồng phục vụ cho anh em Việt Nam làm việc trong team châu Phi ở Angola”, anh chàng nói.

Anh chàng vô cùng bất ngờ khi mới vừa thu hoạch nhưng nay vườn rau củ lại tiếp tục mọc ra quả mới. “Tất cả đây là cây hạt giống của Việt Nam. Không có cây nào là hạt giống của Angola cả, đó như hạt giống dưa chuột đó.

Ở đây đất rộng tội gì không trồng đồ Việt Nam cho anh em ăn. Đỡ phải ra chợ mua tôn tiền là 1 và cũng một phần nào đó là cũng độc hại các bạn. Bên này người ta sử dụng thuốc cũng kinh khủng, chỉ 1 tuần là thu hoạch nên sợ lắm.

Trong bữa ăn, nếu lúc chưa làm trang trại, nông nghiệp thì hầu hết toàn ăn thịt thôi, chứ rau củ quả ít lắm. Nên bây giờ có một khu vườn như này, trồng 1 số rau củ quả Việt Nam ăn cho da nó xanh, nó mượt mà”, Quang Linh tự hào chia sẻ.

Được biết, khu vườn này nằm sát bên khu đất mà Quang Linh Vlog dự tính trồng thanh long.

Sang châu Phi, Quang Linh không những xây dựng cơ ngơi cho mình mà anh còn ra sức giúp đỡ bà con nơi đây.

Đầu tiên, khi nhận thấy đất đai ở đây màu mỡ nhưng người dân lại không biết canh tác nên rau xanh trở thành một mặt hàng vô cùng khan hiếm và đắt đỏ. Biết chuyện, Linh đã cùng team mua hạt giống và mang những kiến thức “con nhà nông” để tạo ra những mảnh vườn giúp người dân có thể tự trồng trọt và làm nông nghiệp.

Bằng kinh nghiệm làm nông trước đây ở Việt Nam, họ hướng dẫn người dân cách trồng rau đúng cách, thu hoạch như thế nào. Thậm chí, cả cách chế biến rau thành món ăn. Những lứa dưa chuột, rau cải… đầu tiên được đưa ra chợ bán, thu lại một khoản tiền để tái trồng trọt. Hiện, “Team châu Phi” cùng người dân bản địa đã đưa được nước suối về để tưới rau, hy vọng tiếp tục mở rộng mô hình trồng rau ra nhiều hộ dân, khu vực khác phù hợp trong vùng.

Sau khi giúp người dân làm nông nghiệp, nhóm của Linh bắt đầu thực hiện một dự án hướng đến tương lai: Trong năm 2021, hỗ trợ 5.000 học sinh miền núi ở đây có đủ điều kiện đi học. Nếu đủ kinh phí, sẽ giúp đỡ các em trong khoảng từ ba đến 5 năm, thậm chí lâu hơn nếu có thể.

Linh nói: “Nhà nước Angola miễn phí tiền học cho trẻ nhưng đồng phục, sách vở, tiền ăn thì gia đình phải tự lo. Mà đối với họ, tiền ăn phải kiếm hằng ngày, đâu dư dả để cho con đi học”. Thậm chí, trường học ở vùng này xây từ năm 1987, cũ kỹ, hư hỏng nặng. Nhà trường còn chẳng đủ kinh phí mua bàn ghế cho nên học sinh đến trường phải tự… vác ghế ở nhà đi. Hiện tại, đội ngũ của Linh đã xây xong trường học để hàng nghìn học sinh ở đây tới trường.

Không chỉ dừng lại ở đó, khi thấy vùng quê này không có nước sạch để sử dụng, “Team châu Phi” của Linh đã khoan giếng nước ngầm. Linh đã quyết định bỏ tiền, thuê thợ ở Luanda (cách làng Sanzala khoảng 200km) đến khoan tìm nước ngọt.

Hình ảnh Quang Linh và những người bạn tại châu Phi đang giúp cộng đồng tràn đầy xúc cảm, tự hào vì những trái tim Việt Nam đang tỏa nắng, góp phần sưởi ấm cuộc sống đầy khó khăn ở châu Phi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *