Choáng với sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu ô tô ở ba miền Bắc, Trung, Nam sau 2 năm và 12 năm

Vào năm 2010, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất cả nước với 2,4 chiếc trên 100 hộ dân. Đến nay thì Tây Nguyên mới là vùng có số ô tô trên 100 hộ dân cao nhất cả nước.

Theo dữ liệu từ báo cáo “Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022”, xét theo vùng kinh tế, Tây Nguyên là vùng có số ô tô trên 100 hộ dân cao nhất cả nước. Trung bình cứ 100 hộ dân Tây Nguyên thì có 9 ô tô. Trong khi nếu xét về thu nhập bình quân nhân khẩu thì Tây Nguyên lại ở nhóm khá thấp, đạt mức 3,2 triệu/nhân khẩu/tháng, chỉ xếp trên Trung du miền núi phía Bắc.

Đứng thứ hai là Đồng bằng sống Hồng với 8 ô tô. Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung ngang nhau với 6 ô tô trên 100 hộ dân. Ở vùng Đông Nam Bộ, số ô tô trên 100 hộ dân là 5 ô tô, trong khi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, con số này chỉ là 2 ô tô, thấp nhất cả nước.

Đáng chú ý, chỉ cách đó 2 năm, tức năm 2020, Đồng bằng Sông Hồng mới là vùng kinh tế có số ô tô trên 100 hộ dân cao nhất cả nước.

Cụ thể, khi đó số ô tô trên 100 hộ ở Đồng bằng sông Hồng là 7,2 chiếc. Đứng thứ hai là vùng Trung du miền núi phía Bắc với 5,4 chiếc. Tiếp đó là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với chiếc. Tây Nguyên đứng thứ tư với 4,3 chiếc. Theo sau là Đông Nam Bộ với 4,2 chiếc và cuối cùng là Đồng bằng sông Cửu Long với 1,7 chiếc trên mỗi 100 hộ dân.

Như vậy, có thể thấy, trước đó, tỷ lệ sở hữu ô tô của hộ dân ở miền Bắc nói chung cao hơn miền Trung và miền Trung lại cao hơn miền Nam. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô ở Tây Nguyên đã tăng hơn gấp đôi, vươn lên dẫn đầu cả nước.


Lùi ngược về thêm 10 năm nữa, Đông Nam Bộ đã từng là vùng có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất cả nước với 2,4 chiếc trên 100 hộ dân. Song, khu vực Đông Nam Bộ chỉ dẫn đầu đến tận giai đoạn 2016, sau đó tỷ lệ sở hữu đi ngang và hầu như không tăng nữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *