Chán tậu siêu xe, “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục đón chào “cụ cố” Toyota Starlet đời 1984 siêu hiếm

Bên cạnh những mẫu siêu xe đắt đỏ, “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên cũng đặc biệt ưa thích những mẫu xe JDM, ví dụ như Nissan GT-R hay Datsun 280ZX. Mới đây, ông Vũ lại tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập của mình chiếc Toyota Starlet đời 1984.

Cùng với Toyota Supra, Mitsubishi Lancer Evolution, Honda S2000 hay Nissan GT-R, Toyota Starlet là một trong những mẫu xe biểu tượng của “văn hóa JDM” tại Nhật Bản. Starlet là mẫu xe ô tô cỡ nhỏ do Toyota sản xuất từ ​​năm 1973 đến năm 1999.

Tại Nhật Bản, nó chỉ dành riêng cho các đại lý Toyota Corolla Store. Đây là chiếc xe subcompact đầu tiên của một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cung cấp biến thể hiệu suất cao.

Trong suốt gần 3 thập kỷ, Toyota Starlet được phát triển qua 5 thế hệ. Trong đó, chiếc xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ thuộc thế hệ thứ 3, được sản xuất từ năm 1984 đến 1989.

Chiếc Toyota Starlet này sở hữu số đo dài x rộng x cao lần lượt 3.680 x 1.525 x 1.370 (mm). Kích thước này thậm chí nhỏ hơn Hyundai Grand i10 đời mới. Tuy nhiên, vào những năm 1980, đây là những thông số phổ biến của một mẫu xe phổ thông.

Một đặc trưng khác của dòng xe thế hệ này là bộ gương chiếu hậu nằm trên tai xe gần nắp capo, chứ không nằm ở cột A như xe ngày nay. Mặc dù đã có tuổi đời 40 năm, chiếc JDM này vẫn có nước sơn ngoại thất khá mới, cho thấy xe đã được bảo dưỡng rất kỹ.

Về trang bị vận hành, Toyota Starlet P70 có 3 tùy chọn động cơ, bao gồm xăng 1.0L, xăng 1.3L và dầu 1.3L, dẫn động cầu trước.

Ảnh: Liêm Nguyễn 

Chất cơ bắp và nam tính của Celica rất giống Ford Mustang, Dodge Challenger, Chevrolet Camaro. Phần nắp cốp nhô lên như một cánh hướng gió tích hợp.

Bộ mâm của xe là loại đa chấu với phong cách Watanabe với các chấu cong nhẹ. Đây cũng là phong cách đặc trưng trên những mẫu nội địa Nhật JDM (Japanese Domestic Market) cổ điển, điển hình là chiếc Nissan Skyline GT-R “Hakosuka” 1972.

Vô-lăng thay bằng loại ba chấu từ hãng Nardi Torino phong cách xe đua. Các chi tiết bên trong nội thất vẫn được giữ gìn khá kỹ lưỡng dù tuổi đời chiếc xe lên đến 50 năm.

Nội thất của Celica trong bài viết phần lớn đã được ốp bằng vật liệu mới. Ghế bản rộng phù hợp với tạng người phương Tây. Ở giai đoạn thập niên 1970, Celica là một trong những mẫu Toyota gầm thấp đầu tiên mang đến không gian thoải mái cho những người cao 1,8 m.

Động cơ I4 được tinh chỉnh để có thể hoạt động bình thường cho nhu cầu hàng ngày.

Tại Nhật Bản, động cơ I4 trên Celica thuộc dòng T-series, dung tích 1.4-1.6, trong đó phiên bản mạnh nhất có công suất 115 mã lực. Ở Mỹ, Toyota cung cấp cho Celica động cơ 1.9 I4. Đây cũng là loại động cơ được sử dụng trên mẫu sedan Corona cùng thời.

Ở thị trường châu Âu, mẫu xe này lắp máy 1.6 I4. Về sau, Toyota còn cung cấp thêm tùy chọn động cơ I4 R-series, dung tích 2.0-2.2, trong đó phiên bản mạnh nhất có công suất 145 mã lực.

Hộp số trên Toyota Celica 1973 là loại tự động 3 cấp hoặc số sàn 5 cấp. Mẫu xe trong bài sử dụng hộp số tự động, dẫn động cầu sau.

Theo: vnexpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *